34 C
Hanoi
Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Quán bánh đúc tàu ba thập kỷ ở Hải Phòng

- Advertisement -
- Advertisement -

Quán bánh đúc tàu cô Chuyền rất nổi tiếng không chỉ với người Hải Phòng, còn được dân du lịch đi foodtour biết tới.

Trong khi nhiều món đặc sản Hải Phòng được “xuất khẩu” qua các tỉnh thành khác như bánh đa cua, bún cá cay, bánh mì cay, dừa dầm, cà phê cốt dừa, một số món ăn vẫn chỉ có thể tìm thấy ở đất Cảng. Một trong số đó là bánh đúc tàu. Ngay tại Hải Phòng, thực khách cũng không có nhiều lựa chọn ngoài một số địa chỉ quen thuộc như ở đường Hai Bà Trưng, chợ Cố Đạo, chợ Lương Văn Can.

Quán bánh đúc tàu ba thập kỷ ở Hải Phòng

Quán bánh đúc tàu cô Chuyền bán từ sáng tới chiều.

Quán bánh đúc tàu trên đường Hai Bà Trưng của cô Chuyền đã có thâm niên hơn 30 năm. Con đường này trước đây có tên là Cát Dài nên quán còn gọi là cô Chuyền Cát Dài. Gọi là quán nhưng thực chất gánh hàng nằm gọn trên vỉa hè, dưới mái hiên. Khách cũng sẽ ngồi trên ghế nhựa quây quanh khay bánh của chủ quán, gọi tới đâu, cô và người phụ bán sẽ cắt bánh, chan nước, cho topping tới đó.

Theo chủ quán, món ăn này có xuất xứ từ những người gốc Hoa sống ở Hải Phòng trước đây nên mới có tên gọi là bánh đúc tàu. Thành phần chính vẫn là loại bánh đúc lạnh màu trắng truyền thống nhưng đanh hơn. Thay vì có lạc bên trong và được chấm tương như của người Việt, món ăn này chan với nước dùng vị ngọt, thêm chút đu đủ thái hạt lựu, thịt ba chỉ và tôm rang đậm đà. Mỗi ngày gia đình chủ quán sẽ dậy từ sáng sớm, làm những mẻ bánh mới liên tục để phục vụ khách.

Quán bánh đúc tàu ba thập kỷ ở Hải Phòng

- Advertisement -

Bát bánh đúc tàu có thịt ba chỉ, tôm rang, đủ đủ thái hạt lựu và chan nước dùng.

Phần bánh đúc được làm từ bột gạo tẻ xay mịn, thêm chút muối và nước, khuấy đều cho tan rồi để nghỉ khoảng nửa tiếng rồi đem hấp từng lớp mỏng, lớp này qua lớp khác. Tới chiều, bánh được đổ vào một khay kim loại lớn, khách gọi chủ quán mới dùng dao để cắt thành từng miếng nhỏ khoảng một cm, do cắt bằng tay nên không miếng nào giống miếng nào. Phần nước dùng được nấu từ nước, đường, nước mắm, giấm.

Topping cũng là thành phần làm nên sự khác biệt của món ăn gốc Hoa này. Chủ quán sử dụng đu đủ xanh luộc sơ qua rồi thái hạt lựu, trộn với bột điều cho có màu cam bắt mắt. Tôm và thịt ba chỉ sau khi được làm sạch thì ướp với gia vị mặn ngọt như hạt nêm, muối, đường, bột màu điều rồi đem xào tới khi săn lại là hoàn thành. Khi phục vụ, đầu tiên chủ quán sẽ cắt bánh đúc, thêm đu đủ, tôm thịt rồi chan một muỗng nước dùng âm ấm. Khách ăn thường cho thêm tương ớt cay cay cho thêm đậm đà.

Quán bánh đúc tàu ba thập kỷ ở Hải PhòngKhay bánh được làm mới sáng – chiều của nhà cô Chuyền.

Bánh đúc tàu không phải món ăn no. Người Hải Phòng thường ghé ăn vào buổi sáng, giờ trưa hoặc lúc tan tầm, sau giờ làm hay khi tan học. Bát bánh ăn mát nên thích hợp ăn trong tiết trời nóng nực mùa hè, tuy vậy vào mùa đông quán cũng rất đông khách. Vị bánh đúc trắng dai dai, nước dùng chua ngọt nhẹ, quyện với vị đậm đà của tôm và thịt, thêm đu đủ sật sật, tạo nên hương vị của một món ăn vặt vỉa hè đậm chất đất Cảng. Giá một bát bánh đúc khá rẻ, chỉ từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng tùy sức ăn mỗi người.

Dù bánh đúc tàu là đặc sản nổi tiếng, không phải người Hải Phòng nào cũng khoái món ăn này. Một số du khách cho rằng hương vị không nổi bật, số khác lại cảm thấy ăn không hợp miệng. Với thực khách lần đầu ăn thử, bạn có thể gọi một phần nhỏ, nếu hợp mới nên gọi một phần tiêu chuẩn để tránh lãng phí.

Bài và ảnh: Nguyên Chi

- Advertisement -

Theo Ngôi sao

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Leave a Reply

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG