33 C
Hanoi
Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Những điều cần lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ

- Advertisement -
- Advertisement -

Không chỉ cần lo đủ rượu nếp, hoa quả cho ngày Tết Đoan Ngọ mà việc cúng lễ, kiêng kỵ trong ngày này cũng được mọi người hết sức chú ý.

Tết Đoan Ngọ ở nước ta được tổ chức vào giờ chính Ngọ (đúng 12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Dân gian vẫn quen gọi ngày này là ngày giết sâu bọ với phong tục ăn rượu nếp, trái cây, bánh tro vào buổi sáng khi thức dậy.

Theo đúng phong tục truyền thống, sáng sớm ngay khi vừa thức giấc, trẻ em sẽ được cho ăn một chút hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hùng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để diệt sâu bọ. Sau đó cha mẹ mới đưa đi đánh răng, rửa mặt, làm vệ sinh cá nhân. Còn người lớn, khi vừa thức dậy cũng không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ rồi ăn 1 quả trứng vịt luộc. Sau khi bước chân ra khỏi giường thì uống một ít rượu (hoặc ăn 1 bát rượu nếp) để sâu bọ say, sau đó ăn trái cây để diệt sạch chúng.

Những điều cần lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ

Những thứ mọi người hay ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Người miền Trung và miền Nam thường có tục làm mâm cỗ cúng tổ tiên; treo lá ngải cứu trước cửa nhà; làm túi ngũ sắc đeo cho trẻ em; lên rừng hái thuốc; nhiều nơi làm các món ăn từ thịt vịt, thịt ngan để mang về bên nhà mẹ, nhà vợ…

Ngày nay, các tục lệ truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ đã được giản lược nhiều, mọi người chỉ còn giữ lại các món ăn truyền thống. Trong khi người miền Trung và miền Nam thường ăn món bánh ú lá tre hoặc bánh tro với nguyên liệu cũng là gạo nếp, đậu xanh và một vài thức khác thì người miền Bắc chủ yếu là ăn rượu nếp, bánh tro và trái cây.

Dưới đây là cách biện mâm lễ cúng gia tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:

- Advertisement -

– Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

– Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối…Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.

– Xôi, chè, bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).

Mặc dù Tết Đoan Ngọ đúng ra phải cúng vào giữa trưa nhưng theo tục lệ từ xưa, bạn cũng có thể cúng vào lúc sáng sớm cũng được.

Những điều cần lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ bạn có thể cúng vào giữa trưa hay sáng sớm đều được.

Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam:

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

- Advertisement -

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ)

Tín chủ chúng con là:……………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.

Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Một số kiêng kỵ cần lưu ý trong ngày Tết Đoan Ngọ vẫn truyền lưu trong dân gian như sau:

– Vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.

– Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống. Khi đi du lịch vào ngày này, dù xa hay gần, bạn cũng cần lưu ý giữ tiền bạc cẩn thận.

– Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nếu đi du lịch hoặc đi xa và có ý định mua đồ lưu niệm thì nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà về.

– Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, không nên ở trong những phòng bài trí các đồ vật mang tính chất tôn giáo như tranh, tượng phật, thánh… Bởi tác dụng chính của những vật phẩm này là trấn áp tà khí, chứng tỏ phòng ốc đó có vấn đề.

– Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

Minh Khôi (T/h)

Nguồn: Đời sống & Pháp luật

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Leave a Reply

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG