27 C
Hanoi
Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Góc “giải ngố” cho hội gái đoảng đang tập tành vào bếp: Đừng vội đeo tạp dề nếu chưa biết phân biệt các công cụ đong đếm nguyên liệu sau!

- Advertisement -
- Advertisement -

Liệu bạn đã biết “tsp” và “tpsp” là gì chưa?

Góc

Có 2 yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ ngon của món ăn: 1 là trình độ của người nấu, 2 là công thức nấu.

Với hội gái đoảng mà nói, trình độ của chị em có thể mới chỉ “là là mặt đất”. Nhưng việc gì dễ làm trước, việc khó để sau! Tạm dẹp “trình độ” sang một bên, để áp dụng thật chuẩn các công thức nấu nướng mà bạn thường thấy trên mạng, đầu tiên, chị em cần nằm lòng cách nhận diện các loại công cụ đong đếm nguyên liệu.

Góc

1. Các loại muỗng/thìa

Muỗng đo lường thường được sử dụng để đo một lượng nhỏ các nguyên liệu khô và lỏng.

Tsp là viết tắt của chữ teaspoon, còn lớn hơn tsp là tbsp/tbs – viết tắt của chữ tablespoon.

Trên thực tế, tsp là đơn vị khá nhỏ, các dụng cụ để đo tsp là muỗng/ thìa. Hiện nay nhiều người Việt thường dịch teaspoon là muỗng cà phê/thìa cà phê, còn tablespoon là thìa canh.

- Advertisement -

Có 4 loại muỗng đo lường như sau:

Muỗng chuyên dụng: 1 bộ muỗng sẽ gồm từ 4 – 7 thước đo cơ bản tương ứng với 1/8 tsp (teaspoon), 1/4 tsp, 1/2 tsp, 3/4 tsp, 1 tsp, 1/2 Tbsp (tablespoon), 1 Tbsp.

Góc

Muỗng có thể điều chỉnh: Loại muỗng này được cấu tạo bao gồm thanh trượt cùng “nút chặn” tương ứng với lượng nguyên liệu cần đong.

Góc

Muỗng chia phần: Đây là loại muỗng được sử dụng phổ biến bởi các đầu bếp chuyên nghiệp trong việc đo lường, chia nhỏ và tạo hình các loại thực phẩm như bánh quy, bánh muffin và thịt viên. Chúng có nhiều kích cỡ khác nhau và được đánh số theo khối lượng, số càng cao thì khối lượng sẽ càng nhỏ.

Trên thực tế, việc sử dụng muỗng chia phần không cần thiết, nhưng nếu bạn có kích thước phù hợp với món ăn thường xuyên làm, thì đây có thể là một cách tiết kiệm thời gian.

- Advertisement -

Góc

Muỗng ăn: Ngoài 2 loại muỗng chuyên dụng trên, bạn có thể dùng muỗng ăn hằng ngày để đong nguyên liệu, tuy nhiên loại muỗng này chỉ mang tính tương đối nhất định. Thông thường, Teaspoon sẽ tương đương với muỗng pha cà phê và Tablespoon sẽ tương đương với muỗng canh.

Góc

2. Cốc đo lường

Cốc đo lường được sử dụng để đo các thành phần khô, ví dụ như bột mì, đường, yến mạch, gạo và các thành phần rắn khác như mỡ trừu (shortening) và bơ đậu phộng. Bên cạnh đó, còn có loại cốc chuyên dùng để đo lường chất lỏng.

Cốc đo nguyên liệu rắn

Cốc đo chuyên dụng: Gồm 1 bộ từ 3 – 6 cốc tương ứng với các tỉ lệ 1/8 cốc, 2/3 cốc, 3/4 cốc, 1/3 cốc, 1/2 cốc và 1 cốc.

Góc

Cốc có thể điều chỉnh: Tương tự như muỗng có thể điều chỉnh, loại cốc cũng này được cấu tạo bao gồm thanh trượt có thể điều chỉnh tương ứng với lượng nguyên liệu cần đo.

Góc

Cốc dạng xi lanh: Cốc có dạng hình trụ và hiển thị các thông số đo lường khác nhau trên thân cốc. Khi đo nguyên liệu, bạn chỉ cần chỉnh ống đến vị trí thích hợp, sau đó đổ đầy nguyên liệu vào. Cuối cùng đẩy ống để ép nguyên liệu đã đo ra khỏi cốc.

Góc

Cốc đo nguyên liệu lỏng

Cốc đong chia vạch: Trên cốc có nhiều vạch đo để đong chính xác lượng nguyên liệu cần lấy.

Góc

Cốc có góc đong: Loại cốc này có thiết kế bề mặt góc cạnh, cho phép bạn nhìn thấy các vạch đo lường từ phía trên. Điều này giúp thuận tiện hơn trong việc đong các nguyên liệu mà không cần nâng cốc lên ngang tầm mắt.

Góc

Với những thông tin này, hy vọng các chị em có thể nhận diện từng loại công cụ đong đếm các nguyên liệu trong khi đọc công thức nấu ăn, để các bước thao tác thực tế sẽ diễn ra thật chuẩn!

Nguồn: Afamily

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Leave a Reply

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG