27 C
Hanoi
Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 truyền thống

- Advertisement -
- Advertisement -

Mâm cúng gia tiên thường có các món kinh điển như xôi đỗ xanh, gà luộc, miến nấu lòng gà, giò lụa, nem rán và chè sen nhãn đúng mùa.

Trong ngày Rằm tháng 7, hay còn gọi là Lễ xá tội vong nhân hay Cúng chúng sinh, người Việt lại sửa soạn mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân đã khuất và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.

Người dân xa xưa tin rằng, lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu khi vào mùa thu hoạch.

Còn theo quan niệm nhà Phật, ngày Rằm tháng 7 âm lịch còn là ngày lễ Vu Lan. Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất, thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Theo phong tục của người Việt, ngoài việc cúng Phật của những gia đình tăng ni Phật tử, họ còn làm cỗ cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên và lễ cúng cho các cô hồn thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa.

Mâm cúng thần linh và gia tiên

Tùy theo điều kiện và từng địa phương cũng như sự thay đổi của thói quen ăn uống suốt hàng trăm năm, mâm cỗ này lại có sự bổ sung, thêm bớt các món ăn. Nhưng nhìn chung, một mâm cúng gia tiên thường có các món “kinh điển” như xôi đỗ xanh, gà luộc, miến nấu lòng gà, giò lụa, nem rán và tráng miệng bằng chè sen nhãn đúng mùa. Cách làm các món như sau:

- Advertisement -

Xôi đỗ xanh

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 truyền thống

Nguyên liệu

–  1,5 bát gạo

–  Nửa bát đỗ xanh đã bỏ vỏ (có thể cho ít, nhiều tùy theo sở thích)

–  Nửa  thìa muối

–  2 thìa đường, 1 thìa mật ong

– 1/3 bát con nước cốt dừa (nếu có)

- Advertisement -

Cách làm:

– Gạo và đỗ cho ra thau, đổ nước ấm ngập mặt gạo và đỗ. Ngâm trong vòng 4-5 tiếng (hoặc trước khi đi ngủ ngâm gạo đỗ, sáng hôm sau nấu), tùy theo nếu có thời gian, còn nếu không thì 3 tiếng cũng được. Gạo ngâm trước sẽ giúp xôi dền, dẻo, mềm hơn rất nhiều.

– Gạo đỗ sau khi ngâm nở to hơn, đem vo nhẹ, xóc, để ráo nước. Cho muối, đường, mật ong vào xóc đều để gạo ngấm rồi đổ gạo vào chõ đồ chín. Khi xôi đã chín tới lần 1, bạn mở chõ ra để đảo đều nước cốt dừa vào xôi rồi hấp tiếp khoảng 15 phút nữa là chín.

– Xới xôi ra khuôn rồi ép thành khuôn có hoa văn đẹp mắt để cúng tổ tiên.

Miến nấu lòng mề gà

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 truyền thống

Nguyên liệu:

– 2 bộ lòng gà

– 1 cuộn (con) miến

– Nước luộc gà

– Mộc nhĩ, nấm hương.

– Gia vị: rau mùi, hành khô, hành tươi, hạt tiêu, muối.

Cách làm:

– Miến, mộc nhĩ, nấm hương đen ngâm vài nước cho nở. Nên ngâm vào nước ấm và ngâm riêng mỗi loại để miến không bị lẫn mùi của nấm hương, mộc nhĩ.

– Hành, răm nhặt và rửa sạch, thái nhỏ. Mộc nhĩ, nấm hương thái chỉ. Lòng mề gà rửa sạch, xát kỹ với muối ăn, thái miếng vừa ăn, ướp với một chút muối.

– Miến sau khi ngâm với nước vớt ra rửa sạch và cắt khúc. Cho lòng mề gà đã ướp vào xào cùng với mộc nhĩ, nấm hương cho chín.

– Nước dùng đun sôi, nêm gia vị vừa ăn, thả miến vào trần và vớt ra bát, bày lòng gà xào lên trên cùng với hành dăm, đổ nước dùng vào bát miến.

Nem rán

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 truyền thống

Nguyên liệu:

– 500g thịt sấn vai xay

– 1 củ hành tây

– 1 củ đậu, 1 củ cà rốt

– Hành tươi, rau mùi

– 10 tai mộc nhĩ, 10 cái nấm hương, 1 quả trứng gà

– 30g miến khô

– Gia vị, hạt tiêu

– Bánh đa nem

Cách làm:

Chuẩn bị nguyên liệu làm nhân nem:

Thịt lợn sấn mua về băm nhỏ, hành tây thái nhỏ, cà rốt thái sợi hoặc thái hạt lựu thật bé. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước nóng, bỏ chân, rửa sạch lại rồi thái sợi bé.

Miến ngâm nước ấm cho mềm ra rồi dùng kéo cắt nhỏ. Tất cả những nguyên liệu này được dùng để trộn với nhau làm nhân nem. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ phần lá hành.

Phần củ còn lại bạn đập dập, bằm nhỏ. Cho hành lá vào trộn cùng nguyên liệu làm nem sẽ giúp món nem ngon hơn. Hành tây lột vỏ, thái mỏng rồi bằm nhỏ. Củ đậu và cà rốt bào sợi. Rau mùi thái nhỏ. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, bằm nhỏ. Miến ngâm nở, cắt ngắn.

Trộn nhân nem:

Trộn đều các loại nguyên liệu đã băm với gia vị, hạt tiêu vừa khẩu vị, ta đã có nhân nem. Để món nem rán ngon, bạn uớp nhân nem trong vòng 5-7 phút cho ngấm đều.

Đập trứng vào, trộn đều. Nhớ cho một quả trứng trước, sau khi đảo đều nhân nem, nếu thấy nhân khô có thể cho thêm quả nữa, tuy nhiên không nên cho trứng quá nhiều khiến nhân bị ướt, khó quấn thành nem.

Gói nem:

Pha một thìa giấm, một thìa đường với chút nước lọc dùng để nhúng bánh đa nem trước khi gói. Công đoạn này sẽ giúp bánh đa mềm ra, khi rán nem giúp nem giòn và vàng hơn.

Trải bánh đa nem ra mặt phẳng, múc một thìa nhân nem vào khoảng 1/3 diện tích tấm bánh đa nem. Gấp 2 mép bánh lại và cuộn kín. Quá trình này bạn không cần cuộn quá chặt tay vì nhân có độ nở, nếu cuộn chặt tay khi rán nem dễ bị bục.

Rán nem:

Làm nóng dầu trong chảo, cho nem vào rán ngập dầu hoặc rán bằng chiều cao nửa miếng nem rồi tiến hành lật. Rán đến khi nem vàng, giòn là được.

Pha nước chấm nem:

Trong khi đợi nem rán chín, bạn có thể tranh thủ pha nước chấm nem. Người miền Bắc quen ăn nem với nước chấm chua ngọt, món nem có ngon hay không phụ thuộc phần nhiều vào nước chấm. Chính vì vậy, các bạn cần khéo léo khi pha. Cách pha nước chấm nem như sau, đầu tiên đập dập tỏi, ớt cho vào bát nhỏ.

Thêm lần lượt dấm, nước mắm, đường và nước ấm theo tỉ lệ vàng: 1 chua – 1 ngọt – 1 mắm – 4 nước. tùy thuộc vào khẩu vị ăn của gia đình bạn có thể điều chỉnh độ mặn, ngọt của nước chấm nem rán cho phù hợp.

Gà luộc

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 truyền thống

Nguyên liệu

– 1 con gà (có thể chọn gà ta hoặc gà Tam Hoàng).

– 1 củ gừng

– 3 củ hành tím

– 5-7 lá chanh

– 5g muối

– 1 củ nghệ

– Mỡ gà

– Nồi to

Cách làm:

– Đặt gà vào nồi rồi đổ nước lạnh xâm xấp ngập con gà.

– Sau đó, cho một thìa muối vào hòa với nước. Đập dập gừng và cắt đôi hành tím ra rồi cho vào nước rồi đun thịt gà lửa to trong vòng 5 – 10 phút, đến khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ để nước luộc sôi liu riu cho chín ở bên trong mình gà. Không nên để sôi sùng sục để tránh làm rách da gà. Đến khi gà sôi vừa, vặn nhỏ lửa.

– Trong lúc đợi thịt gà sôi, bạn có thể làm sốt nghệ để phết lên da gà cho đẹp. Cách làm: đập dập củ nghệ. Cho mỡ gà vào chảo nhỏ rồi rán lên cho đến khi mỡ bắt đầu chảy ra. Cho nghệ vào mỡ gà rồi tiếp tục rán cho đến khi được hỗn hợp màu vàng đẹp mắt.

– Tiếp tục đun khoảng 15 phút rồi tắt bếp và ngâm gà trong nồi thêm 30 phút nữa. Để thử xem gà đã chín chưa, mình dùng tăm đâm vào phần thịt dày nhất, nếu tăm không có màu hồng thì thịt đã chín đều.

– Sau khi luộc chín,nhấc gà ra rồi nhúng ngay vào chậu nước sạch để nguội có đá lạnh. Bước này sẽ giúp da gà được căng giòn.

– Dùng hỗn hợp mỡ gà và nghệ bôi đều lên da gà để có màu vàng ươm đẹp mắt. Còn nếu bạn muốn chặt gà ra để cúng, bạn nhớ để gà nguội hẳn rồi hẵng chặt

Giò lụa

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 truyền thống

Cách chọn mua giò lụa, xem tại đây

Chè sen nhãn

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 truyền thống

Cách làm xem tại đây

Mâm cúng chúng sinh:

Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:

– Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
– Hoa quả (5 loại 5 mầu)
– 12 cục đường thẻ
– Quần áo vàng mã với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)
– Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
– Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)
– Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ…

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 truyền thống

Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Món cháo loãng không thể thiếu trong trong lễ cúng cô hồn, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

SuZi Nguyễn tổng hợp

Theo: Ngôi sao

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Leave a Reply

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG