29 C
Hanoi
Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Ăn ít béo có thể mắc hội chứng buồng trứng đa nang

- Advertisement -
- Advertisement -

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Svyasa, Bangalore (Ấn Độ), các trường hợp rối loạn buồng trứng u nang đang tăng gấp đôi trong 10 năm qua; các triệu chứng có thể bắt đầu từ tuổi thiếu niên. Đâu là nguyên nhân gây ra hội chứng này?

Ăn ít béo có thể mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Hạn chế chất béo sẽ không tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa: Internet 

Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) trước đây được xếp vào dạng rối loạn, do chỉ là rắc rối đơn lẻ, nhưng gần đây được xem là hội chứng bởi đó là phức hợp của nhiều nguyên nhân. Theo tin trên tập san “Nhi khoa và phụ khoa thanh thiếu niên”, gần 26% phụ nữ Ấn Độ bị HCBTĐN, trong đó hầu hết là những bé gái ở tuổi mới lớn.

Tăng cân, chu kỳ kinh nguyệt không đều, chảy máu nhiều, đau khi hành kinh, khó thụ thai, nổi mụn, u nhọt trên mặt hoặc trên cơ thể và râu mọc quá nhiều đều là những triệu chứng thông thường của HCBTĐN. Nếu không điều trị, có thể dẫn đến béo phì, ung thư, tiểu đường, đau tim và vô sinh.

Nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố. Bắt đầu từ sự mất cân bằng insulin, dẫn đến mất cân bằng hormone estrogen và progesterone, cuối cùng là mất cân bằng hormone testosterone và adrenal, như hiệu ứng domino, khi xảy ra sự mất cân bằng về mức độ một loại hormone trong cơ thể, sẽ kéo theo mất cân bằng nhiều hormone khác.

Điều đó xảy ra như thế nào?

- Advertisement -

Mất cân bằng hormone bắt nguồn từ sự mất cân bằng ở thực phẩm ăn vào. Thực phẩm chúng ta tiêu thụ cần chứa đầy đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu, giúp cơ thể tái tạo và phát triển. Cấu tạo cơ thể gồm 70% nước, 15% chất béo, 10% protein cùng lượng vi chất vitamin, enzyme và chất khoáng. Trong đó thực phẩm là nguồn quan trọng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Có đến 80-90% thực phẩm chứa tinh bột, trong khi chất béo lại cung cấp năng lượng gấp đôi tinh bột.

Quan điểm ăn ít béo tốt cho sức khỏe khiến nhiều người sợ chất béo. Trên thực tế, chất béo là thành phần quan trọng trong thực phẩm. Khi tránh chất béo, chúng ta cũng tránh luôn chất đạm, do hai chất này tồn tại song song trong tự nhiên.

Chất béo, chất đạm là nền tảng cơ sở cho cơ thể

Khi chúng ta thay thế chất béo và chất đạm bằng tinh bột, cơ thể không nạp đủ nguyên liệu để tái tạo và phát triển sẽ trở nên yếu ớt, dẫn đến sự trao đổi chất kém, làm suy yếu hệ miễn dịch và gây bệnh. Một bệnh quan trọng phụ nữ thường mắc phải là hội chứng kháng insulin (HCKI). HCBTĐN là một phần của HCKI.

Nếu chuyển sang chế độ ăn kiêng ít béo, chúng ta buộc phải ăn nhiều tinh bột để bù vào. Khi tiêu thụ tinh bột dưới bất kỳ hình thức nào, chúng cũng được các enzyme tiêu hóa chuyển thành đường và đường này sẽ xâm nhập vào máu. Do đường là nguồn cung cấp năng lượng dễ dàng nên cơ thể sẽ hấp thụ càng nhiều càng tốt. Cơ thể không thể hấp thu đường trực tiếp mà cần sự trợ giúp của hormone insulin, là chất tải đường từ máu đến tế bào cơ thể. Khi ăn nhiều tinh bột, chúng ta phải cần nhiều insulin.

Lượng insulin trong cơ thể dư thừa làm tăng cân, dẫn đến gia tăng mức estrogen và testosterone đồng thời làm giảm progesterone. Sự mất cân bằng hormone gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều, vô sinh, u xơ, lạc nội mạc tử cung, HCBTĐN v.v…

Nếu mắc HCBTĐN và tăng cân, trước tiên cần cân bằng insulin, muốn vậy, phải cân đối thực phẩm bằng việc giảm lượng tinh bột ăn vào.

- Advertisement -

 VĂN KHÁNH

(Theo Healthmeup)

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Leave a Reply

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG