31 C
Hanoi
Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024

Tất tần tật công thức làm các món ngon ngày Tết của 3 miền Bắc – Trung – Nam

- Advertisement -
- Advertisement -

Món ngon ngày Tết là một phần không thể thiếu trong những ngày xuân dặm ngõ. Như một phần tất yếu, các gia đình lại háo hức chuẩn bị những gì mang hương vị mà chỉ ngày xuân mới có, với hi vọng một năm mới đủ đầy.

 

Tất tần tật công thức làm các món ngon ngày Tết của 3 miền Bắc - Trung - Nam

1. Miền Bắc: Bánh chưng, thịt đông, dưa hành, chè kho, giò, canh măng, gà luộc, nem rán

Thịt đông

Tất tần tật công thức làm các món ngon ngày Tết của 3 miền Bắc - Trung - Nam

Nguyên liệu:

- Advertisement -
  • Thịt chân giò còn nguyên bì: 1kg
  • Mộc nhĩ: 30g
  • Nấm ương: 20g
  • Hành khô: 2 củ
  • Hạt tiêu, gia vị, dầu ăn

Cách làm:

Thịt chân giò chọn miếng thịt tươi, bì trắng sạch, bì rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến độ đông của món ăn. Lạng bớt phần mỡ của thịt chân giò, cắt miếng vừa ăn, phần bì cạo sạch long thái miếng vuông vừa ăn.

Mộc nhĩ và nấm hương ngâm cho nở thái nhỏ (chú ý không nên thái quá nhỏ vì khi nấu mộc nhĩ sẽ bị nhũn không còn độ giòn).

Hành củ bóc vỏ thái nhuyễn.

Thịt chân giò sau khi cắt nhỏ ướp với một chút nước mắm, hạt nêm, tiêu và 1/3 hành khô băm nhỏ. Để thịt ngấm gia vị 20-30 phút.

Lấy 1/3 phần hành khô phi thơm với dầu ăn rồi cho thịt vào xào cho săn lại. Đổ nước ngập thịt đun sôi trong khoảng 30-40 phút tới khi thịt chín mềm, trong quá trình nấu chú ý vớt hết bọt.

Lấy chỗ hành khô còn lại phi thơm với dầu và cho nấm hương, mộc nhĩ đã thái nhỏ vào nêm thêm chút gia vị xào săn.

- Advertisement -

Khi thịt đã nhừ cho nấm và mộc nhĩ vào đun sôi thêm khoảng 4-5 phút nữa thì tắt bếp, rắc hạt tiêu vào đảo đều.

Đổ thịt ra bát vào khuôn cho đẹp, đợi đến khi thịt nguội đông cứng trong veo là có thể mang ra ăn được. Bạn có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để bảo quản ăn trong nhiều ngày nhé.

Chè kho

Tất tần tật công thức làm các món ngon ngày Tết của 3 miền Bắc - Trung - Nam

Nguyên liệu:

  • 500g đậu xanh không vỏ
  • 300g đường đỏ
  • Nửa trái thảo quả, sấy khô, tán nhỏ rây thành bột mịn. (mua ở tiệm thuốc Bắc)
  • 1 muỗng cafe mè trắng rang chín, xát bỏ vỏ.

Thực hiện:

Đậu xanh ngâm nước khoảng 4-5 tiếng cho nở mềm. Có thể ngâm bằng nước ấm cho nhanh nở. Sau đó vớt ra rửa sạch

Hấp đậu xanh cho chín mềm. Sau đó dùng cái vá hoặc muỗng tán hạt đậu cho nhuyễn (dùng chày giã cũng được), mịn.

Bắc nồi nấu 300g đường đỏ với 500ml nước, nấu sôi cho tan đường. Sau đó chắt lấy phần nước đường, bỏ cặn.

Cho nước đường vào nồi vặn lửa nấu tiếp. Cho đậu xanh đã đánh nhuyễn vào nấu chung (nước đường sâp sấp mặt đậu), vừa nấu vừa khuấy liên tục kẻo chè bị cháy. Nấu đến khi nào nước cạn, hỗn hợp chè lên sền sệt thì rắc bột thảo quả vào khuấy lên cho đều, rồi tắt bếp.

Múc chè kho ra khuôn, ép chặt. Rắc mè lên trên. Chờ cho chè nguội, hơi cứng lại là được. Khi ăn xắt ra thành miếng.

Canh măng

Tất tần tật công thức làm các món ngon ngày Tết của 3 miền Bắc - Trung - Nam

Nguyên liệu:

  • 100 gr măng khô
  • 300 gr móng giò
  • 200 gr sườn sụn
  • 20 gr hành lá
  • 10 gr mùi tàu
  • 5 gr hành khô
  • 5 gr nấm hương
  • 5 ml nước mắm
  • 10 gr hạt nêm
  • 2 gr tiêu xay

Cách làm:

Măng ngâm với nước lạnh trước khoảng 1 ngày. Cứ 6 tiếng thì thay nước và rửa măng một lần để bớt mùi. Sau khi rửa sạch măng lần cuối, cho vào nồi nước vừa đủ ngập, đun sôi và chắt bỏ nước 4 lần tới khi nước luộc trong hẳn và không còn vàng sậm.

Vớt măng đã luộc ra rổ cho nguội bớt, vắt kiệt. Trộn măng với 1 thìa nhỏ (5 gr) hạt nêm, để riêng cho ngấm gia vị trong 20 phút.

Móng giò cạo sạch, chặt miếng vừa ăn. Để giúp móng trắng hơn và bớt hôi có thể ngâm với khoảng 300 ml nước và một thìa canh muối nở (baking soda) trong 15 phút, rồi rửa lại với nước sạch.

Luộc móng và sườn với nước trong khoảng 5 phút ở lửa nhỏ (sau khi sôi hạ nhỏ lửa) cho ra hết cặn bẩn, rửa sạch, để ráo. Ướp với 1 thìa nhỏ (5 gr) hạt nêm và ½ thìa nhỏ (2 gr) tiêu xay trong 20 phút.

Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Hành lá, mùi tàu nhặt sạch, thái nhỏ. Giữ lại phần thân trắng của hành, chẻ nhỏ.

Nấm hương ngâm với nước ấm trong 15 phút cho nở mềm, rửa sạch, cắt chân và thái làm 4 phần.

Làm nóng một chút dầu ăn trong nồi, phi thơm một nửa hành khô, cho sườn và móng vào đảo cho săn lại. Đổ vào nồi khoảng 2 bát tô nước. Đun sôi trở lại rồi vặn nhỏ lửa ninh nhừ trong 40 phút. Trong quá trình ninh có thể hớt bọt nếu có.

Trong một nồi khác, làm nóng một chút dầu ăn và phi thơm chỗ hành khô còn lại, cho măng và nấm hương vào xào tới khi măng săn lại. Tắt bếp, cho vào 1 thìa nhỏ (5 ml) nước mắm, trộn đều.

Khi móng và sườn đã nhừ, cho măng và nấm hương đã xào vào nồi xương, thêm nước và nêm lại gia vị nếu cần. Đun sôi trở lại rồi vặn nhỏ lửa trong 20 phút cho măng mềm hơn.

Trước khi ăn thì thả mùi tàu và hành lá vào, đun sôi, múc ra bát, dùng nóng.

2. Miền Trung: Bánh tét, thịt lợn ngâm nước mắm, bánh tổ, dưa món.

Thịt lợn ngâm nước mắm

Tất tần tật công thức làm các món ngon ngày Tết của 3 miền Bắc - Trung - Nam

Nguyên liệu:

  • Thịt ba rọi: 1,5kg
  • Nước mắm ngon: 1 lít
  • Đường cát: 1kg
  • Tiêu hạt, ớt, tỏi, hành tím, gừng
  • Dụng cụ: nan tre, hũ thủy tinh

Cách làm:

Thịt heo mua về, dùng dao cạo sạch lông, ngâm thịt qua giấm để loại bỏ mùi hôi. Sau đó rửa sạch, vớt ra để ráo rồi cắt thành từng khổ hình chữ nhật, chiều ngang khoảng 4cm, dài khoảng 15cm. Hoặc cắt theo kích cỡ phù hợp để bỏ vừa vào hũ ngâm.

Bắc nồi nước lên bếp, cho thịt vào luộc sơ khoảng 3 phút rồi chắt bỏ nước, rửa thịt cho sạch bọt bẩn. Cho thịt vào luộc kỹ lần hai cùng với hành tím và vài lát gừng. Thịt chín bạn lấy ra bỏ ngay vào thau nước lạnh để thịt được giòn, sau đó vớt ra rổ, để ráo nước.

Lấy vải sạch hoặc giấy thấm thật khô nước và lau sạch bọt bẩn còn dính lại trên miếng thịt. Công đoạn này giúp thịt ngâm mắm giữ được lâu, không bị hỏng.

Pha nước mắm theo công thức 1 lít nước mắm, 1kg đường cát.

Đem hỗn hợp này lên bếp đun sôi, vừa đun vừa khuấy đều tay. Khi đường trắng đã tan hết bạn cho thêm tỏi và tiêu hạt vào cùng, nếu thích ăn cay thì cho thêm ớt trái, đun thêm khoảng 3 phút nữa rồi tắt bếp. Để cho hỗn hợp nguội hẳn.
Hũ thủy tinh rửa thật sạch, trụng qua nước sôi rồi lau thật khô. Xếp thịt luộc vào hũ rồi đổ nước mắm ngâm ngập hết phần thịt.

Để thịt không bị nổi lên trên mặt nước mắm, dễ bị hư, bạn lấy hai cái nan tre chèn phía trên đầu hũ. Sau đó đậy kín nắp, để ở nơi sạch sẽ và thoáng mát. Sau 3 ngày là có thể mang ra dùng được.

Bánh tổ

Tất tần tật công thức làm các món ngon ngày Tết của 3 miền Bắc - Trung - Nam

Nguyên liệu:

  • 450g bột gạo nếp khô
  • 300g đường thẻ hay đường mật
  • 1 nhánh gừng nhỏ
  • 550ml nước lọc
  • Vừng rang
  • Lá chuối, dầu ăn

Cách làm:

Lá chuối rửa sạch, cắt thành từng miếng có chiều ngang tầm 30cm hoặc to hơn tùy theo kích thước bánh của bạn, xếp chồng hai lá chuối lên với nhau. Xếp xéo ba góc ở phần chiều dọc, dùng tăm đính vào góc để giữ chặt cho lá chuối không bị bung ra.

Tiếp tục xếp xéo ba góc ở phần chiều ngang, dùng tăm cố định, làm cho hết phần lá chuối. Nếu không có lá chuối, bạn có thể dùng bát nhỏ.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi thật mỏng.

Cho nước lọc, đường, gừng vào nồi, đun sôi để đường tan, đun khoảng 4 phút thì tắt bếp, để nguội.

Dùng muôi trộn để bột không bị vón cục, đến khi hỗn hợp bột nhấc muôi lên mà chảy xuống  thành từng dòng đặc chảy liên tục là đạt yêu cầu.

Đun sôi xửng hấp, thoa một ít dầu ăn ở khuôn lá chuối, đổ hỗn hợp bột vào khuôn, đậy kín nắp, khi hấp thỉnh thoảng dùng khăn lau sạch nước đọng dưới thành nắp.

Hấp từ 1 đến 1,5 tiếng, đến khi dùng tăm xiên nhẹ qua lớp bột, rút que tăm ra nếu vẫn còn dính bột thì tiếp tục hấp, nếu que sạch thì bánh đã chín.

Bánh sau khi chín, tắt bếp dùng tay rắc một ít vừng rang lên bề mặt bánh. Bánh có thể để được trong vòng hơn 1 tuần, bạn cắt bánh nhỏ và đem chiên.

Dưa món

Tất tần tật công thức làm các món ngon ngày Tết của 3 miền Bắc - Trung - Nam

Nguyên liệu:

  • 1 kg củ kiệu (chọn củ tròn, không bị dập nát)
  • 2 củ cà rốt
  • 5 trái ớt hiểm
  • 6 củ hành tím
  • 1 củ su hào cỡ vừa (nên chọn loại non để muối được giòn, củ già sẽ có nhiều xơ và bị cứng)
  • Đường, nước mắm, bột ngọt, muối
  • Bẹ cải

Cách làm:

Các bước sơ chế nguyên liệu vô cùng quan trọng trong cách làm dưa món miền Trung, hãy đảm bảo các rau củ được gọt rửa sạch sẽ trước khi muối dưa.

Củ kiệu bạn đem bóc phần màng bên ngoài và cắt gọn phần lá, rễ, cẩn thận tránh động vào thân củ làm xây xước vì khi ngâm nước thấm vào sẽ làm cho củ kiệu bị nhũn, mềm.

Hành tím bóc sạch bỏ, rửa qua nước.

Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Cắt thành những miếng mỏng hình con chì hoặc dùng dao tỉa rau củ để trổ miếng cho đẹp mắt. Bên cạnh đó, bạn thái ớt thành lát mỏng, bỏ bớt hạt ớt.

Bẹ cải rửa sạch, thái khúc nhỏ (phần bẹ cải có thể có hoặc không).

Các loại rau củ sau khi sơ chế cần được ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút. Sau đó, bạn vớt rau củ ra và xả dưới vòi nước sạch 5 lần.

Để cách làm dưa món miền Trung được ngon thì nguyên liệu cần phải được phơi trước khi muối dưa. Sau bước ngâm muối, bạn đổ nguyên liệu và một chiếc nia sạch và đem phơi nắng. Để nguyên liệu trong một ngày hoặc lâu hơn chút nếu không đủ nắng, cần đảm bảo vệ sinh khi phơi, tránh cho ruồi bọ dính vào rau củ.

Bạn đem nấu 500 ml nước mắm và 150 ml nước sôi, để nguội. Sau đó, cho thêm 2 thìa đường và chút bột ngọt vào khuấy cho tan đều, để nước thật nguội.

Tiếp đó, bạn xếp đều các nguyên liệu vào lọ, đổ nước mắm vừa nấu vào ngập rau củ. Nhớ canh lượng nước nhiều hơn 1 ngón tay, nén thật chặt tránh cho nó nổi lên, để tầm 2 ngày là có thể ăn được. Cách làm dưa món miền Trung chỉ cần muối trong thời gian ngắn. Vì nếu để lâu sẽ rất chua và mất vị ngon vốn có của dưa món.

3. Miền Nam: Bánh tét, canh khổ qua, củ kiệu muối, thịt kho tàu

Canh khổ qua

Nguyên liệu:

Tất tần tật công thức làm các món ngon ngày Tết của 3 miền Bắc - Trung - Nam

  • Khổ qua (mướp đắng): 2 trái
  • Thịt nạc: 200gram
  • Hành khô, tỏi khô, mộc nhĩ
  • Hành lá, rau ngò
  • Gia vị: Muối ăn, đường cát, tiêu bột, hạt nêm, nước mắm

Các bước:

Khổ qua cắt bỏ phần cuống và phần đầu, rửa sơ qua bằng nước lạnh, lấy dao xẻ một đường dọc theo chiều dài thân trái, móc bỏ hết phần hạt và ruột bên trong (giống như cách làm khổ qua nhồi thịt).

Phần hạt và ruột rất đắng nên cần phải làm sạch, muốn lấy hạt dễ hơn có thể bổ trái khổ qua làm đôi cũng dọc theo thân. Lấy dao bào bào mỏng cho đến hết hai trái khổ qua. Bào dày hay mỏng phụ thuộc vào sở thích của các bạn nha. Nếu thích bạn có thể cắt thành từng đoạn dài cỡ 3-4 cm cũng được.

Thịt heo nạc rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ cho vào máy xay nhuyễn hoặc dùng dao băm nhỏ cũng được. Để có món canh khổ qua thịt bằm ngon chúng ta nên chọn phần thịt thăn hay thịt vai thì nạc mới nhiều và ngon.

Cũng có thể cho thêm một ít nấm rơm hoặc nấm mèo (mộc nhĩ) đã làm sạch vào băm chung với thịt heo để phần thịt thêm hấp dẫn, nước dùng thêm đậm đà.

Cho một lượng nước vừa đủ vào một cái nồi, bắc lên bếp đun với ngọn lửa to, khi nào thấy nước sôi thì cho thịt nạc đã nặn thành từng viên vào, khoảng 1 phút sau các viên thịt nổi lên chứng tỏ chúng đã chín.

Thịt đã chín sẽ nổi lên, lúc này trút khổ qua đã bào mỏng vào nồi, nêm thêm một số gia vị cần thiết vào, khuấy đều, rồi nếm lại cho hợp khẩu vị, muốn khổ qua không bị đắng thì ta cho thêm một chút đường cát vào nha.

Khi thấy khổ qua đã chín mềm thì tắt bếp mở nắp vung rắc hành lá, rau mùi, một ít tiêu bột vào làm cho tăng hương vị đậm đà của món ăn.

Thịt kho tàu

Tất tần tật công thức làm các món ngon ngày Tết của 3 miền Bắc - Trung - Nam

Nguyên liệu:

  • Khoảng 1,5kg thịt mông, thịt đùi hoặc thịt ba chỉ heo
  • 1 chục trứng: có thể dùng trứng gả, trứng vịt hoặc trứng cút tùy ý.
  • Hành củ, tỏi, ớt băm nhuyễn,
  • 500ml nước dừa,
  • Gia vị: dầu ăn, nước mắm, muối, đường, tiêu,…

Cách làm:

Thịt rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Không nên cắt thịt quá nhỏ vì khi kho dễ bị nát, cũng không cắt quá to vì thịt sẽ dai, lâu chín.

Trứng luộc chín, bóc bỏ vỏ.

Ướp thịt với hành, ớt, tỏi và gia vị khoảng 30 phút.

Bắt nồi lên bếp kèm chút dầu ăn.

Đợi dầu nóng thì cho vào khoảng 1 muỗng cà phê đường để làm nước màu.

Khi dầu ăn chuyển màu vàng nâu thì cho thịt đã ướp gia vị vào, đảo đều trong 10 đến 15 phút.

Cho nước dừa vào, đun lửa nhỏ trong khoảng 10 phút nữa rồi cho thêm trứng vào.

Nêm nếm lại gia vị vừa ăn và tiếp tục đun lửa nhỏ cho đến khi nước dừa gần cạn và thịt chín mềm. 

Blue (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Leave a Reply

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG