24 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024

Loại quả bị đánh giá “bẩn” nhất trong 3 năm liên tiếp, bạn đã biết cách ăn an toàn?

- Advertisement -
- Advertisement -

Trong suốt 3 năm, Nhóm Công tác Môi trường (EWG) luôn xếp dâu tây đứng đầu bảng xếp hạng những loại trái cây và rau củ “bẩn” nhất.

Với vẻ ngoài đỏ tươi cùng hương vị ngọt ngào, mọng nước, dâu tây đã nhận được sự yêu thích của nhiều người và trở thành loại trái cây khá hot trong mùa đông.

Tuy nhiên, dâu tây lại được đánh giá là loại quả “bẩn” nhất trong bảng xếp hạng “Dirty Dozen” (bảng xếp hạng những loại trái cây và rau củ “bẩn nhất”) suốt 3 năm theo đánh giá của Nhóm Công tác Môi trường (EWG) – một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động về môi trường của Mỹ sau khi khảo sát các mẫu thực phẩm và hoa quả tại Mỹ. 

Loại quả bị đánh giá

Dâu tây bị đánh giá là chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu nhất theo EWG. (Ảnh minh họa)

Qua nghiên cứu, tổ chức EWG đã phát hiện ra rằng 70% trái cây và rau quả được trồng theo cách truyền thống có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, trong đó, dâu tây đứng đầu và được đánh giá là “bẩn” nhất. Lưu ý: khái niệm “bẩn” này dùng để chỉ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao. 

Vậy liệu điều này có nghĩa là dâu tây không an toàn và không nên ăn hay không? Mọi người không nên quá lo lắng. Trước hết, nguy cơ đối với sức khỏe của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng, mà còn phụ thuộc vào độc tính của nó. Thuốc trừ sâu khác nhau có độc tính khác nhau. 

Mặc dù một số loại trái cây có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao nhưng độc tính rất thấp, còn một số loại trái cây  có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhỏ nhưng có độc tính cao, vẫn có thể gây hại cho sức khỏe. Hơn nữa, không thể tránh khỏi sẽ có một số dư lượng thuốc trừ sâu độc hại nhẹ trên lượng trái cây và rau quả tiêu thụ hàng ngày, chỉ cần nó không vượt quá mức tiêu chuẩn thì sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe .

- Advertisement -

Cách làm sạch dâu tây đúng cách

Rửa dâu tây bằng nước có thể loại bỏ một phần dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, mọi người vẫn có thể ăn dâu tây mà không cần quá lo lắng, miễn đảm bảo rửa sạch và mua của nơi uy tín.

Khi mua dâu tây về, bạn nên rửa sạch toàn bộ quả dâu tây bằng nước sau đó ngắt bỏ phần cuống để tránh các chất độc hại thâm nhập từ phần cuống.

Nếu vẫn lo chưa sạch, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng lông mềm chà nhẹ bên ngoài quả dâu tây và ngâm dâu tây trong nước muối 5 phút.

Loại quả bị đánh giá

Rửa sạch dâu tây với nước hoặc ngâm nước muối để đảm bảo an toàn. (Ảnh minh họa)

Những lợi ích của dâu tây

- Advertisement -

Dâu tây rất giàu vitamin C, kali, axit folic và chất xơ. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ hoạt động hàng ngày của cơ thể. Một cốc dâu tây tươi cắt lát, hoặc cỡ 166g, chứa một loạt các chất dinh dưỡng quan trọng với lượng sau:

– Lượng calo: 53 kcal

– Chất đạm: 1,11 g

– Carbohydrate: 12,75 g

– Chất xơ: 3,30 g

– Canxi: 27 mg

– Sắt: 0,68 mg

– Magiê: 22 mg

– Phốt pho: 40 mg

– Kali: 254 mg

– Vitamin C: 97,60 mg

– Folate: 40 microgam (mcg)

– Vitamin A: 28 đơn vị quốc tế (IU)

Dâu tây cũng chứa một loạt các chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm anthocyanins, axit ellagic, quercetin và kaempferol.

1. Giàu vitamin C, có tác dụng dưỡng da tốt

100 gram dâu tây chứa trung bình 58,8 mg vitamin C, nhiều hơn táo, nho và chanh gấp 7-10. Ăn 200 gram dâu tây sẽ có thể đáp ứng các nhu cầu vitamin C mỗi ngày.

Và hàm lượng nước trong dâu tây cao tới 89%-93%. Dâu tây thường được ăn vào mùa đông có thể bổ sung độ ẩm, chống khô da, đồng thời còn có tác dụng làm trắng da, săn chắc da nhất định.

Loại quả bị đánh giá

Dâu tây giàu vitamin C chống khô da. (Ảnh minh họa)

2. Ít đường và calo, giúp tiêu hóa và giảm cân

Dâu tây tuy có vị ngọt nhưng hàm lượng đường và calo không cao. Theo thống kê, dâu tây có hàm lượng đường ở mức 4%-7% với lượng calo là 32kacl/100g. Ngoài ra, dâu tây còn giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón, giảm cân. Dâu tây cũng là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường.

3. Bảo vệ tim và não, chống oxy hóa

Trong dâu tây có hàm lượng kali không thấp, trung bình 153 mg/100g dâu tây, đáp ứng 7,7% nhu cầu kali của một người trưởng thành một ngày.

Dâu tây cũng chứa nhiều axit folic và chất chống oxy hóa flavonoid anthocyanins, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn dâu tây giúp giảm nguy cơ lipid máu và viêm mạch máu, đồng thời có thể giúp ngăn ngừa Parkinson ở một mức độ nào đó.

Một số lưu ý khi dùng dâu tây

Loại quả bị đánh giá

Theo trang tin sức khỏe WebMd, có một số điều cần lưu ý khi dùng dâu tây:

– Dâu tây có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với họ Rosaceae. Các thành viên của “gia đình” này bao gồm mơ, hạnh nhân, mận, đào, lê và táo. Nếu bạn bị dị ứng, hãy nhớ kiểm tra với bác sĩ trước khi ăn.

– Rối loạn chảy máu: Có một số lo ngại rằng sử dụng dâu tây với lượng lớn hơn có thể kéo dài thời gian chảy máu và làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu ở một số người bị rối loạn chảy máu. Nếu bạn bị rối loạn chảy máu, hãy thận trọng khi sử dụng dâu tây.

– Phẫu thuật : Sử dụng dâu tây với lượng lớn hơn có thể làm chậm quá trình đông máu. Có một số lo ngại rằng nó có thể làm tăng khả năng chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng dâu tây ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/loai-qua-bi-danh-gia-ban-nhat-trong-3-nam-lien-tiep-ban-da-biet…Nguồn: https://phunuvietnam.vn/loai-qua-bi-danh-gia-ban-nhat-trong-3-nam-lien-tiep-ban-da-biet-cach-an-an-toan-51202114111133026.htm

Theo: Eva.vn

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Leave a Reply

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG