24 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024

Mẹ đảm 3 con chia sẻ cách đi chợ, bảo quản và chế biến thực phẩm nhanh chóng – hiệu quả, việc bếp núc cứ là nhàn tênh!

- Advertisement -
- Advertisement -

Chị em hãy tham khảo ngay cách đi chợ, sắp xếp công việc bếp núc một cách đầy chi tiết từ bà mẹ 3 con này nhé!

Mẹ đảm 3 con chia sẻ cách đi chợ, bảo quản và chế biến thực phẩm nhanh chóng - hiệu quả, việc bếp núc cứ là nhàn tênh!

Thời đại ngày nay, khi chị em phụ nữ vừa mong muốn phát triển sự nghiệp lại muốn vẹn tròn việc chăm sóc gia đình quả thực là không hề đơn giản. Với chị Hoàng Hằng – bà mẹ của 3 nhóc tì thì dù có giải phóng sức lao động bản thân với việc nhà, việc con cái; học cách biết “chia việc” cho chồng; học cách “lười”, không ôm đồm… thì việc chuẩn bị thực phẩm cho gia đình vẫn phải do chị đích thân lựa chọn, từ mớ rau tới miếng thịt mới khiến chị yên tâm.

Sau bước chuẩn bị thực phẩm thì việc nấu nướng có thể chia sẻ với chồng, con, mỗi người một việc. Chị Hằng chia sẻ rằng nếu áp dụng theo cách thức chị đang thực hiện thì những ngày đi làm về, đón 3 con, về nhà tắm rửa cho con, dọn dẹp thấy nhẹ tênh, chồng về nấu ăn cũng vui vẻ vì mọi thứ đã có sẵn sàng để nấu nướng và chỉ 15 – 20 phút đã có bữa cơm nóng hổi.

Với kinh nghiệm của chị Hằng áp dụng cho gia đình 5 người gồm 2 vợ chồng chị và 3 bạn nhỏ, thực hiện ăn 3 bữa ở nhà: ăn sáng 5 người, trưa có chị Hằng và bạn lớn, tối thì lại cả nhà. Như vậy có thể thấy khối lượng thực phẩm cho cả gia đình không hề nhỏ. 

Thông thường chị Hằng đi chợ 1 tuần 2 lần với rau ăn lá, thịt cá thì 1 tuần 1 lần, đồ khô thì 1 tháng sẽ đặt mua 1 lần tùy nhu cầu sử dụng.

Món ăn sáng thường là những món: bánh bao, bún, mì, phở, cháo, xôi, bánh mì kẹp… ngoài ra gia đình còn nấu sữa hạt hàng ngày nên tủ đồ khô cũng tương đối nhiều với các loại hạt.

Về đồ ăn thì thường làm đơn giản: 2 món mặn, 1 món canh. Nhà đều ăn ít thức ăn nên thường chia phần nhỏ hoặc nấu các món có thể tận dụng được 1 nguyên liệu làm được 2 món chẳng hạn.

- Advertisement -

Mẹ đảm 3 con chia sẻ cách đi chợ, bảo quản và chế biến thực phẩm nhanh chóng - hiệu quả, việc bếp núc cứ là nhàn tênh!

Những bữa ăn nóng hổi và chế biến cực nhanh của gia đình 5 người.

Tất cả đồ ăn thì thường đều được tự làm, nấu tại nhà (bánh bao 2 tuần làm 1 lần để tủ đông ăn dần, bánh mỳ cũng tự làm 1 tháng 1-2 lần, tất cả đều chia trữ đông).

Kinh nghiệm đi chợ:

Chị Hằng chia sẻ hay đi siêu thị để mua thịt lợn, thịt bò, trứng, rau quả… (có thể mua ngoài chợ nhưng phải dậy sớm và mua trước 7-8 giờ sáng, thời điểm này thịt mới tươi và ngon). 

Trước khi đi siêu thị hay chợ thì sẽ kiểm tra tủ lạnh 1 lần để kiểm tra đồ còn trong tủ, sắp xếp các món để chế biến và lên thực đơn những thực phẩm đó, nếu cần mua thêm thực phẩm phối hợp thì sẽ ưu tiên mua trước để khi về dễ lên thực đơn với những thực phẩm còn lại trong tủ lạnh.

Sau đó tùy vào lượng thực phẩm còn lại để mua bổ sung, sao cho đa dạng nhất các món đạm, vitamin, chất xơ…. Ví dụ nhà còn thịt đỏ (lợn, bò) đủ 2-4 bữa thì sẽ mua thêm thịt trắng (gà, vịt), hải sản (tôm, cá…) với chất đạm thì sẽ đi chợ 1 tuần 1 lần, sau đó dựa trên các thực phẩm đó để mua rau/quả nếu muốn chế biến cùng.

- Advertisement -

Thông thường với rau: mua 2-3 loại rau lá, 1-2 loại quả, 1-2 loại củ… khi sử dụng sẽ ăn rau lá trước, quả sau, củ cuối cùng, hoặc phối hợp rau lá với củ, quả….thì thường sau 2-3 ngày là sẽ ăn hết rau lá, sau đó sẽ mua thêm 2-3 loại rau lá nữa là đủ đến cuối tuần.

Đồ tráng miệng: đây cũng là 1 nhóm thực phẩm cần thiết để bổ sung vitamin cũng như làm bữa ăn chiều khi đón các con đi học về trong lúc chờ cơm. Thường mua 2-3 loại, ăn trong 4-5 ngày hoặc 1 tuần, tùy số lượng và loại thực phẩm, ưu tiên mùa nào thức đó.

Kinh nghiệm sơ chế thực phẩm:

Với rau: vì chỉ ăn trong 2-3 hôm với rau lá, nên tất cả rau mua về chị Hằng sẽ sơ chế, rửa sạch, quay ráo và chia bữa ra các hộp. Ăn bữa nào chỉ việc lấy và chế biến luôn, giảm thời gian sơ chế mỗi bữa ăn rất nhiều.

Mẹ đảm 3 con chia sẻ cách đi chợ, bảo quản và chế biến thực phẩm nhanh chóng - hiệu quả, việc bếp núc cứ là nhàn tênh!

Với các loại quả: Rửa sạch, trữ riêng vào hộp có nút hô hấp, điều chỉnh mức hô hấp phù hợp để giữ độ tươi ngon, căng tròn của quả.

Với các loại củ/quả có thể trữ bên ngoài như khoai mỡ, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, bí đỏ, bí đao… thì sẽ để dưới gần tủ gần cửa thông gió, lót bìa giấy phía dưới, có thể trữ được lâu và giữ nguyên chất lượng.

Mẹ đảm 3 con chia sẻ cách đi chợ, bảo quản và chế biến thực phẩm nhanh chóng - hiệu quả, việc bếp núc cứ là nhàn tênh!

Với các loại củ quả đã sơ chế, nhưng ăn không hết (bí đao/ bí đỏ… thường không ăn hết 1 quả/lần) có thể sơ chế và chia bữa. Sau đó ăn hết trong 2-3 ngày, hoặc trữ đông như bí đỏ để làm sữa hạt hoặc nấu canh dần.

Với thịt: vì đã lên thực đơn từ trước nên khi mua về sẽ sơ chế theo các món định chế biến. Đầu tiên rửa sạch, sau đó chia các phần ăn theo bữa ví dụ xương để nấu canh, phần để nguyên là muốn hấp hoặc nướng… sau đó rửa sạch và cho vào quay ráo hoặc thấm bằng khăn giấy rồi mới đem cấp đông. Lúc nấu không cần động tới dao thớt nữa. 

Mẹ đảm 3 con chia sẻ cách đi chợ, bảo quản và chế biến thực phẩm nhanh chóng - hiệu quả, việc bếp núc cứ là nhàn tênh!

Các phần chia theo bữa vào hộp nhỏ, hoặc chia phần để cách chút để lúc đông lại có thể lấy rời từng phần được nhé!

Lên thực đơn và chế biến trước:

Với các món nước: Xương có thể ninh trước lượng lớn, chia vào các hộp 1 lít để trữ đông dùng dần, hoặc ninh từ tối hôm trước và chia hộp theo bữa để cho 2-3 ngày nấu mì/miến/cháo… ăn sáng; nấu canh cho các bữa chính…

Lên thực đơn luân phiên và đa dạng với các thực phẩm đã có để tận dụng tối đa thực phẩm, tránh việc ăn lặp đi lặp lại mỗi món, chủ động hơn cho các thành viên trong gia đình có thể hỗ trợ chuẩn bị và nấu nướng… bạn lớn đi học về có thể dựa vào những nguyên liệu mẹ chuẩn bị sẵn để chủ động nấu ăn giúp mẹ, hoặc ông xã cũng rất dễ dàng giúp vợ… không phải nhí nhéo gọi điện xem nấu gì/ ăn gì/ nấu như thế nào.

Nấu ăn:

Chị Hằng kể: “Thông thường 2 năm nay nhà mình thiên về các món hấp, chiên xào đơn giản…. đảm bảo nguyên tắc “cầu vồng” trong dinh dưỡng là gần như cũng đã rất hiệu quả vì vừa kích thích vị giác, vừa cung cấp đủ các nhóm vitamin cần thiết…”

Với các loại gia vị phối hợp với canh hoặc nấu nướng, chị Hằng sẽ sử dụng các hộp nhỏ xíu để đựng chia và để cùng với thực phẩm, khi nấu lấy 1 hộp thì đã đủ gia vị nấu cùng…

Ví dụ:

– Rau xào tỏi thì ở hộp rau có 1 hộp tỏi bọc sẵn.

– Rau nấu canh với tôm khô sẽ bỏ cùng 1 hộp tôm khô.

– Thịt gà rang gừng thì sẽ để cùng 1 hộp nhỏ hành khô, gừng băm nhỏ.

– Rau muống luộc dầm sấu, sẽ bỏ cùng 1 hộp vài quả sấu nhỏ.

Mẹ đảm 3 con chia sẻ cách đi chợ, bảo quản và chế biến thực phẩm nhanh chóng - hiệu quả, việc bếp núc cứ là nhàn tênh!

Theo chị Hằng, thời gian nấu ăn bị tốn nhất vào khâu sơ chế, lên món hơn là thời gian chế biến, nên nếu biết cách sắp xếp để giảm được khoảng thời gian đó thì chúng ta chỉ mất 20-30 phút cho 1 bữa ăn đầy đủ và ngon mắt rồi.

Mẹ đảm 3 con chia sẻ cách đi chợ, bảo quản và chế biến thực phẩm nhanh chóng - hiệu quả, việc bếp núc cứ là nhàn tênh!

Bữa cơm chỉ tốn 15 – 20 phút là đã đủ đầy no nê, cả nhà có thể ngồi vào mâm thưởng thức rồi.

Mong rằng một số mẹo nhỏ của chị Hằng sẽ giúp các chị em mình đỡ tất bật hằng ngày hơn!

GÓC TÁC GIẢ

Mẹ đảm 3 con chia sẻ cách đi chợ, bảo quản và chế biến thực phẩm nhanh chóng - hiệu quả, việc bếp núc cứ là nhàn tênh!

Chị Hoàng Thị Hằng, sinh năm 1985, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội

Chuyên mục Ăn Ngon cảm ơn chị Hằng đã sẵn sàng chia sẻ thông tin hữu ích với mục. Chúc chị Hằng luôn vui khỏe và hạnh phúc với căn bếp của mình!

Ảnh: NVCC

Nguồn: Afamily

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Leave a Reply

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG