22 C
Hanoi
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Điểm danh 3 sai lầm trong quá trình chế biến cá hồi có thể khiến chị em “tiền mất tật mang”, rước bệnh vào người

- Advertisement -
- Advertisement -
Với những loại cá có thể ăn sống như cá hồi, chị em càng phải chú ý thao tác sơ chế và bảo quản!

Điểm danh 3 sai lầm trong quá trình chế biến cá hồi có thể khiến chị em

Với nhiều người, cá hồi sống cuộn rong biển khô, chấm mù tạt, thêm miếng gừng hồng là món ăn khoái khẩu. Hàng tháng, hễ cứ đến ngày lương về là chị em lại phải hò nhau đi ăn một bữa sushi chỉ để được chén cho đẫy miệng cá hồi.

Ăn ngoài mãi thì… xót tiền. Cách tiết kiệm hơn là mua cá hồi về tự chế biến, ăn cũng ngon chẳng kém nhà hàng mà lại không “đau ví”. Ngoài ăn sống, cá hồi còn có thể áp chảo, nướng, làm ruốc,…

Điểm danh 3 sai lầm trong quá trình chế biến cá hồi có thể khiến chị em

Đây là loại cá giàu dinh dưỡng, lành tính, chứa nhiều chất đạm, protein, đồng thời cung cấp các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể như calcim, phosphorus, vitamin A, D, chất béo sach omega-3,…

Nếu bạn quyết tâm mua loại cá hồi về tự chế biến, đừng quên tránh những sai lầm mà chúng tôi chuẩn bị liệt kê dưới đây. Bảo quản hoặc sơ chế cá hồi sai cách có thể làm các chất dinh dưỡng tốt trong cá hồi hóa thành kẻ thù của sức khỏe.

3 sai lầm trong cách chế biến cá hồi
1. Rã đông bằng lò vi sóng

Bạn chỉ cần nhớ rằng: Cá hồi và lò vi sóng là 2 kẻ thù không đội trời chung.

- Advertisement -

Dùng lò vi sóng để rã đông sẽ khiến cá bị khô và cứng. Bạn nên rã đông bằng cách để cá trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm, hoặc cho vào túi, ngâm trong nước lã. Khi cá đã hết đông, bạn vẫn cần để cá ở nhiệt độ phòng thêm khoảng 3-4 tiếng để thịt cá hết lạnh hoàn toàn rồi mới bắt đầu các bước sơ chế, nấu nướng.

Chú ý: Bạn không nên trữ đông cá hồi quá lâu, thời gian trữ đông lý tưởng là trong vòng 1 tháng. Quá thời gian này, cá sẽ mất đi độ tươi, thịt chuyển dần sang màu hồng nhạt chứ không còn giữ được sắc cam tươi vốn có.

Điểm danh 3 sai lầm trong quá trình chế biến cá hồi có thể khiến chị em

2. Tẩm ướp quá nhiều gia vị

Với hầu hết các loại thịt khác, việc tẩm ướp gia vị kỹ càng trước khi nấu sẽ giúp thịt có vị đậm đà hơn. Nhưng điều này không đúng với cá hồi. Nhiều người vẫn giữ thói quen ướp muối, hạt nêm, hạt tiêu trước khi chế biến cá hồi. Điều này sẽ phá vỡ protein có trong cá hồi, làm cá chảy nước.

3. Loại bỏ lớp da cá hồi

Nếu chị em muốn ăn sống, việc loại bỏ phần da của cá hồi là đúng. Nhưng với những món ăn như cá hồi áp chảo hay cá hồi bỏ lò nướng/quay, việc lọc đi phần da sẽ làm cá bị mất đi vị ngọt vốn có và không chín đều.

Việc để nguyên lớp da trên cá khi nấu sẽ giúp phần thịt cá không hoặc ít bị tiếp xúc với nhiệt độ cao, giữ được nước ngọt và giúp cá chín đều hơn.

Điểm danh 3 sai lầm trong quá trình chế biến cá hồi có thể khiến chị em

- Advertisement -
Vậy làm sao để sơ chế cá hồi đúng cách?

Câu trả lời nằm gọn trong 3 gạch đầu dòng dưới đây:

1. Nếu thời gian trữ đông cá hồi bị ngắt quãng, bạn cần phải chế biến cá ngay lập tức. Tái trữ đông sẽ làm thịt cá bị nhão, chảy nước và mất hết chất dinh dưỡng.

2. Không nên chà trực tiếp muối hạt lên cá. Thay vào đó, bạn có thể pha nước muối loãng để rửa cá, hoặc ngâm cá trong nước chanh loãng/sữa tươi không đường trong khoảng 1-2 phút để khử mùi tanh.

3. Không lật cá nhiều lần khi áp chảo. Việc này sẽ khiến cá bị nát. Hãy canh thời gian và chỉ lật cá 1 lần khi cá chín khoảng 50%.

Với những thông tin này, hy vọng chị em có bảo quản và chế biến món cá hồi yêu thích ngay tại nhà mà không cần ra quán. Ăn ngon thì luôn sướng, nhưng đừng quên tránh những sai lầm mà chúng tôi đã liệt kê ở trên để không vô tình “rước bệnh vào người” nhé!

Nguồn: Afamily

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Leave a Reply

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG