27 C
Hanoi
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Thơm lừng bánh ít lá gai ngày Tết: Ký ức tuổi thơ ùa về

- Advertisement -
- Advertisement -

Tết đến… khiến lòng người xốn xang lạ thường, đặc biệt là những người ở xa quê. Ký ức của những ngày tháng tuổi thơ cùng chị gái và nội làm bánh ít lá gai lại ùa về rõ mồn một.
Thơm lừng bánh ít lá gai ngày Tết: Ký ức tuổi thơ ùa về

Bánh ít lá gai với tôi vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt – LÊ HỒNG HẠNH

Chuyến tàu Tết về quê chật kín người, nhưng không khí trên tàu khác hẳn thường ngày. Chắc vì ai cũng hồ hởi về quê ăn Tết, ý cười hiện rõ trên mặt từng khuôn mặt. Cảm giác tàu đang chạy chậm dần sau đó là tiếng còi reo rắt và tàu dừng hẳn.
“Bánh ít lá gai, bánh ít lá gai, ăn cho ấm bụng”. Đang mơ màng trong giấc ngủ thì tôi bỗng bị giật mình bởi tiếng rao của những người bán hàng dạo khi tàu dừng ga đón trả khách.
Tôi móc ví mua một phần gồm mười bánh được gói trong bao ni lông. Tàu lại chuyển bánh, tôi bóc một chiếc bánh ra đưa lên môi cắn thử. Vị cay nồng của gừng trong nhân bánh khiến tôi bất giác rùng mình. Ký ức về những ngày tháng tuổi thơ cùng chị gái và nội làm bánh ít lá gai lại ùa về rõ mồn một.
Gia đình tôi vốn đông anh chị em lại nhiều chị em gái nên gần Tết là nội tôi lại gói rất nhiều bánh để đặt lên bàn thờ, mời khách và đặc biệt là chị em tôi sẽ được ăn thỏa thích. Để làm bánh ít lá gai trước hết phải hái lá gai để làm bột bánh. Cây lá gai thường mọc ở ven những con mương nên mẹ tôi thường phải đi khá xa để hái lá. Lá gai có hình trái tim, mặt trước của lá có màu đậm hơn so với mặt sau của lá, sờ tay vào có cảm giác trơn mịn. Sau khi hái về, lá gai sẽ được rửa sạch rồi đựng trong một cái rổ lớn cho ráo nước. Trước khi luộc lá thì phải tước hết những sợi gân trên lá, làm vậy để bột bánh được mịn khi giã.
Tết đến… khiến lòng người xốn xang lạ thường, đặc biệt là những người ở xa quê. Ký ức của những ngày tháng tuổi thơ cùng chị gái và nội làm bánh ít lá gai lại ùa về rõ mồn một.
Thơm lừng bánh ít lá gai ngày Tết: Ký ức tuổi thơ ùa về

Bánh ít lá gai với tôi vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt – LÊ HỒNG HẠNH

Luộc lá cũng rất quan trọng vì lá phải được luộc vừa phải không mềm quá sẽ làm bột nhão và không ngon. Công đoạn vui nhất là giã bánh, lá gai sẽ được vắt cho khô nước rồi cho vào cối giã với bột nếp cho đến khi bột dẻo và có màu xanh lá sẫm.
Trong lúc giã cho thêm đường vào để tạo độ ngọt cho bánh, giã được một lúc thì đảo đều bánh ở trong cối để tránh một số phần bột bị xơ. Nhân bánh thường làm bằng đậu xanh nấu nhuyễn và cho thêm một ít đường. Ở quê tôi người ta thường cho thêm dừa và gừng vào để nhân bánh thơm và ăn ngon hơn rất nhiều.
Bánh ít lá gai được gói bằng lá chuối. Bà tôi thường rọc lá chuối trước đó, xé thành từng miếng nhỏ hình vuông rồi dùng khăn ướt lau sạch. Bà tôi gói bánh rất nhanh, thoắt cái là một cái bánh hình chóp đều như nóc nhà nhỏ nhắn đã xong. Trong khi tôi loay hoay mãi mới gói được một cái, thật sự rất khó. Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể gói một cái bánh ít lá gai thật đẹp như ngày xưa bà tôi thường gói.
Gia đình tôi thường gói bánh trong lúc xem chương trình về Táo quân và sau đó hấp bánh. So với việc chờ đợi giao thừa thì tôi trông đợi giây phút bánh chín hơn. Đêm giao thừa sẽ không bao giờ bị bắt phải ngủ sớm nên tôi thường tranh ngồi canh nồi bánh. Giây phút những chiếc bánh nóng hổi được gắp ra thật sự mang đến niềm vui còn hơn cả khi được lì xì đầu năm. Những chiếc bánh chín nóng hổi được mẹ tôi sắp ra dĩa để cúng giao thừa.
Đón thêm nhiều cái Tết, bà tôi không đủ sức khỏe để gói bánh nữa. Nhưng những chiếc bánh ít lá gai với tôi vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt. Gợi nhắc về mùa xuân những năm ấy và lưu lại một ít hương vị quê hương.
Theo Thanh niên online

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG