24 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024

Nên vứt bỏ hết hay giữ lại lòng cá để chế biến?

- Advertisement -
- Advertisement -

Trong lòng cá, gan và trứng chứa nhiều chất béo không bão hòa, đặc biệt là omega 3 và omega 6 rất tốt cho sức khỏe con người.

Từ lâu, cá đã được coi là một món ăn mang giá trị dinh dưỡng cao, có phần vượt trội hơn thịt động vật. Từ cá, chị em nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cá rán, cá om dưa, cá nấu chua hoặc gỏi cá,…

Khi sơ chế thịt cá, chị em thường có thói quen vứt bỏ các bộ phận bên trong nội tạng nhưng cũng có nhiều người thích ăn lòng cá. Hầu hết, họ đều không biết rằng, lòng cá có những bộ phận chứa các chất dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng có bộ phận gây ngộ độc cơ thể.

Thạc sĩ Lý Tuấn Kiệt (Trưởng phòng phân tích sắc ký – Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm TP.HCM) chỉ rõ: “Lòng cá bao gồm các bộ phận gan, mật, ruột và trứng. Trong đó, gan và trứng cá chứa nhiều chất béo không bão hòa, đặc biệt là omega 3 và omega 6 rất tốt cho sức khỏe. Còn, ruột và mật có thể gây ngộ độc do chứa một số độc chất”.

Bộ phận nên ăn

Gan cá

Gan cá có hàm lượng cholesterol cao hơn so với động vật trên cạn. Ngoài ra, nó chứa nhiều chất đạm, chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe con người. “Gan cá thường được chưng cách thủy cùng hạt tiêu giúp bổ phổi sáng mắt. Trẻ con còi xương ăn món ăn này sẽ cao lớn nhanh hơn”, Ths. Lý Tuấn Kiệt cho hay.

- Advertisement -

Trứng cá

Bộ phận trứng trong lòng cá chứa nhiều vitamin A và chất béo không bão hòa. Đặc biệt, hàm lượng omega 3 của nó rất tốt cho mắt và phát triển trí não.

Nên vứt bỏ hết hay giữ lại lòng cá để chế biến?

Trứng cá chứa nhiều Vitamin A và chất béo không bão hòa (ảnh minh họa)

Bộ phận độc của lòng cá

Ruột và mật là hai bộ phận có thể gây hại cho sức khỏe người thưởng thức. Vì vậy, chị em nội trợ cần phải loại bỏ khi sơ chế thịt cá.

Ruột cá

- Advertisement -

Lý giải nguyên nhân ruột cá trở thành bộ phận bẩn nhất, Ths.Lý Tuấn Kiệt cho biết, cá sống dưới nước và ăn rất nhiều tạp chất. Chúng sẽ đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Ngoài ra, ruột cá rất có khả năng nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun và giun xoắn.

Trong trường hợp, ruột cá to, chị em có thể giữ lại ăn nhưng cần tách cẩn thận phần ruột ra khỏi mình cá. Sau đó, ruột được rửa và bóp muối sạch. Khi chế biến, ruột cá cần phải nấu chín, tránh nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.

Nên vứt bỏ hết hay giữ lại lòng cá để chế biến?

Ruột là bộ phận bẩn nhất trong nội tạng cá (ảnh minh họa)

Mật cá

Theo Ths.Lý Tuấn Kiệt, con người không nên ăn mật động vật nói chung và cá nói riêng. Bởi, mật cá là nơi cung cấp các men, enzim, đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Ăn vào, con người có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí tử vong.

Ngoài việc vứt bỏ cỗ lòng cá, nhiều người còn có thói quen không ăn da cá. Tuy nhiên, đó là hành động lãng phí, vứt bỏ đi những giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. “Da cá chứa nhiều khoáng chất như protein, axit béo không bão hòa, lưu huỳnh, choline, lecithin và canxi. Các chất đó có chức năng hoạt động riêng:

– Choline có tác dụng tăng cường trí nhớ.

– Lecithin  bảo vệ gan, thúc đẩy thần kinh và đại não phát triển.

– Axit béo không bão hòa có tác dụng phòng và điều trị sơ vữa động mạch, cholesterol trong máu cao, cao huyết áp và bệnh tim mạch.

Do đó, thường xuyên ăn da cá sẽ đem lại lợi ích lớn cho sức khỏe con người”, Ths.Lý Tuấn Kiệt khuyến cáo.

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Leave a Reply

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG