34 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Làm bánh ú tro (bánh gio) cho ngày Tết Đoan Ngọ

- Advertisement -
- Advertisement -

Bánh ú có hai loại, loại mặn là bánh ú bá chạng nhân thịt heo,trứng muối, còn loại nhân ngọt và không nhân là bánh ú nước tro. Bánh ú nước tro gói bằng lá tre, nếp được ngâm trong nước tro tàu.

Làm bánh ú tro (bánh gio) cho ngày Tết Đoan Ngọ

Nguyên liệu:

Phần vỏ bánh:

+ 1kg nếp

+ 5 muỗng canh nước tro tàu (mua tại các cửa hàng bán đồ làm bánh)

+ 1 muỗng canh dầu ăn

- Advertisement -

Phần nhân:

+ 200g đường vàng

+ 1 muỗng canh dầu ăn

Cách làm:

Phần nhân:

– Đậu đỏ/ xanh ngâm qua đêm cho nở (đậu xanh chỉ cần ngâm vài tiếng, đậu đỏ thì lâu hơn).

– Rửa sạch đậu, hấp cho đậu chín. Cho đậu vào máy xay xay nhuyễn.

- Advertisement -

– Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng dầu rồi trút đường vào chảo, đảo đều rồi cho tiếp đậu vào sên đến khi đường tan là được. Cho ra tô để nguội vo viên, để tủ lạnh nếu chưa dùng ngay.

Phần vỏ bánh:

– Nếp ngâm nước khoảng nửa ngày cho nở, sau đó xả lại bằng nước sạch vài lần.

– Cho nếp vào một thau sạch. Nước tro tàu pha cùng 1 bát nước, quấy đều rồi cho vào thau đựng nếp, trộn đều. Nếp trộn nước tro để qua đêm, sáng hôm sau lại xả với nước lạnh vài lần, để nếp ráo.

– Trộn nếp với một muỗng canh dầu ăn, xóc đều.

Gói bánh: Mỗi bánh sẽ sử dụng 2 lá tre (hoặc nhiều hơn nếu lá tre nhỏ, bạn nên chọn loại lá tre to hay còn gọi là tre bương để sử dụng nhé – còn không có thể sử dụng lá chuối, lá dong thay thế) để gói. Bạn xếp hai lá chồng 1/2 lên nhau, uốn 2 lá tre thành hình chóp ở giữa lá rồi cho nếp vào 1/2 chóp, sau đó cho viên nhân vào giữa và lại tiếp tục cho nốt nếp vào đầy chóp. Dùng phần lá hai bên để nắp lại rồi lấy lạt buộc cho chặt để nếp không bị sổ ra ngoài.

– Bánh sau khi gói thì cho vào nồi, đổ nước ngập, nấu với lửa to đến khi sôi thì giảm lửa. Khoảng 3 tiếng là bánh chín. Trong quá trình nấu, nếu nước cạn thì bạn nhớ châm thêm nước sôi nhé, không châm nước lạnh vì sẽ làm bánh bị sống.

Bánh chín thì bạn cho ra, xả bánh bằng nước sôi để nguội.

Làm bánh ú tro (bánh gio) cho ngày Tết Đoan Ngọ

Bánh ú tro có nhân thì có thể ăn không cần chấm, còn bánh không nhân thường được chấm với mật, rất ngon (bánh không nhân thường có màu vàng trong suốt).

Làm bánh ú tro (bánh gio) cho ngày Tết Đoan Ngọ

Làm bánh ú tro (bánh gio) cho ngày Tết Đoan Ngọ

Bài và ảnh: Bà Hai Hậu Giang

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Leave a Reply

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG