33 C
Hanoi
Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Bảo quản thực phẩm đúng cách để không bị mất dinh dưỡng

- Advertisement -
- Advertisement -

Nhiều bà nội trợ cho rằng thực phẩm mua về cứ cho vào tủ lạnh để cả tháng cũng không sợ hỏng. Tuy nhiên, việc này vô tình làm đồ ăn bị hao hụt chất dinh dưỡng quan trọng.

Theo phó giáo sư – bác sĩ Trương Tuyết Mai, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến, Viện Dinh dưỡng, sau khi mua các thực phẩm về, các bà nội trợ cần chú ý việc bảo quản, nhất là các thực phẩm chưa được chế biến ngay. Việc bảo quản thực phẩm phải phù hợp với từng nhóm thực phẩm. Điều này sẽ giúp cho việc giữ – không bị mất các chất dinh dưỡng của thực phẩm; đồng thời đảm bảo độ tươi, ngon khi chế biến.

Bảo quản thực phẩm đúng cách để không bị mất dinh dưỡng

Thực phẩm không nên để quá lâu trong tủ lạnh tránh bị hao hụt chất dinh dưỡng. Ảnh: Ourhome.

Nhóm tươi sống như rau, quả cần bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát. Với nhóm thịt, cá, hải sản nếu chưa chế biến ngay các chị em cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Nhóm trứng, sữa cần để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi mát trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhóm ngũ cốc hạt cần để nơi thoáng, khô ráo, tránh ẩm.

Một số thực phẩm khi để đông lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin như rau, quả, trứng, sữa. Vì thế, không nên để các loại này tại ngăn đông lạnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng. Vì thế, chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định, không nên để quá lâu.

- Advertisement -

Dưới đây là bảng tham khảo về nhiệt độ và thời hạn cần thiết để bảo quản một số loại thực phẩm, theo tài liệu Viện quốc tế về đồ ướp lạnh:

Thực phẩm Nhiệt độ bảo quản ( độ C) Thời gian lưu giữ sau khi mua
0-3 3 ngày
Cua, tôm, sò 0-3 2 ngày
Thịt các loại 0-3 3-5 ngày
Thịt xay 0-3 2-3 ngày
Thịt đã được chế biến 0-3 2-3 tuần
Gia cầm 0-3 3 ngày
Nước trái cây 0-7 1-2 tuần
Sữa tươi 1-7 5-7 ngày
Kem 1-7 5-7 ngày
Phô mai 0-7 thường 1-3 tháng
0-7 8 tuần
Dầu, mỡ 2-7 6 tháng
Bơ thực vật 2-7 6 tháng
Thịt để ngăn lạnh 0-3 không dùng khi quá hạn
Thức ăn thừa 0-3 3-5 ngày

Ngoài việc bảo quản, để giảm hao hụt chất dinh dưỡng, bà nội trợ cũng cần chú ý đến việc sơ chế. Việc sơ chế không đúng cách, không phù hợp với đặc điểm thực phẩm cũng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và thay đổi đặc tính thực phẩm.

Phó giáo sư Tuyết Mai khuyến cáo, đối với nhóm rau củ nên rửa dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập trong chậu nước. Cách này sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan vào trong nước. Đối với nhóm quả, sau khi rửa bằng nước sạch, không nên gọt quá sâu phần vỏ vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ở ngay lớp vỏ.

Với nhóm thịt cá tươi, cần rửa sạch dưới vòi nước, không ngâm lâu tránh thực phẩm bị trương, rữa. Nếu cần phải rã đông thực phẩm đông lạnh, nên để rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng để đảm bảo giữ lại chất dinh dưỡng. Lưu ý, tất cả các nhóm thực phẩm tươi, sống cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế. Sơ chế xong, để thời gian quá lâu cũng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng, như rau quả thái nhỏ để lâu sẽ làm mất vitamin C, beta-caroten….

Phương Trang

Nguồn bài viết: Báo VNExpress.net

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Leave a Reply

KẾT NỐI

36,378Thành viênThích
1,160Người theo dõiTheo dõi
28Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -

MỚI NHẤT

XEM NHIỀU

XU HƯỚNG